Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
113318


 1. Đặc điểm tự nhiên:

          1.1 Khái quát đặc điểm địa hình: xã Thành Sơn nằm về thượng nguồn sông Mã, bề mặt địa hình đồi Núi dốc mang nét đặc trưng của vùng núi tây Bắc, do địa hình đồi núi nên diện tích đất bằng rất ít, chủ yếu là đất dốc từ 300 trở lên. Hướng núi ở Thành Sơn thấp dần từ Bắc sang Đông, Nam độ dốc trung bình từ 250 - 450 nhiều nơi có độ dốc trên 450 đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày từ 100mm trở lên thường xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở, đá lăn từ các đồi núi xuông hai  bên bờ sông, suối, khe.... rất nguy hiểm.

           Đặc điểm khí hậu: Khí hậu xã Thành Sơn mang đặc trưng của khí hậu vùng núi cao, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều từ tháng 7 đến tháng 10 và chịu ảnh hưởng của gió tây nam (gió Lào) khô nóng từ tháng 4 đến tháng 6. Mùa đông khô, lạnh, ít mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.800mm; nhiệt độ bình quân năm là 24o - 25oC, biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động từ 4 - 12oC tùy theo mùa, độ ẩm không khí trung bình năm từ 80%. Nhìn chung khí hậu của xã Thành Sơn tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi nhất là nghề rừng và chăn nuôi đại gia súc.

          Về giao thông đường bộ: Trước năm 1988, xã Trung Thành cũ chưa có đường lớn, chủ yếu là đường mòn, việc đi lại bằng ngựa, gùi hàng đi bộ, hoặc vận chuyển bằng đường khe suối khi mùa mưa đến gặp rất nhiều khó khăn. Ngày nay, giao thông của xã Thành Sơn do địa hình dốc và phức tạp. Các bản ở phân tán cách xa nhau, các tuyến đường dài và qua nhiều khe suối, xã lại sống dọc theo 2 tuyến; tuyến Suối Pu và tuyến Sông Mã vì vậy giao thông đi lại rất khó khăn. Hiện nay Chính Phủ có chủ trương xây nhà máyThủy Điện tại địa bàn xã Trung Sơn; xã thành Sơn được hưởng con đường vận hành Thủy Điện Trung Sơn đi qua nhân dân 5 bản tuyến Sông Mã được thuận lợi hơn trước đây.

          Tổng chiều dài của cả hệ thống giao thông bao gồm đường trục xã; đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng dài 60,5 km, trong đó được nhựa hóa và bê tông hóa 16,5km còn lại 44km hiện là đường đất nhỏ hẹp, thường bị lầy lội vào mùa mưa. Cụ thể như sau:

          + Tổng số đường trục xã, liên xã: dài 10,3 km, trong đó 10,3 Km đưởng Tỉnh lộ Vạn Mai - Trung Sơn đã nhựa hoá 100%; 

          + Đường trục thôn, bản: có tổng chiều dài 14,4 km, đã bê tông hóa 3,3 Km còn lại 11,1 Km là đường đất chưa được đầu tư cứng hóa.

          + Đường ngõ xóm: có tổng chiều dài 5,2 km, trong đó đã bê tông 2,5 Km đạt 48,1%; còn lại 2,7 Km là đường đất, thường lầy lội vào mùa mưa.

          + Đường trục chính nội đồng, đường sản xuất có tổng chiều dài 31,2 km, trong đó đã mở mới được 13,5 Km; còn lại 17,7 Km chưa được đầu tư mở rộng hoàn toàn là đường đất, chưa được đầu tư cứng hóa.

          Ngoài ra hệ thống giao thông còn bị chia cắt bởi các con suối lớn nhỏ, hiện nhân dân đang làm cầu cống tạm bằng tre luồng, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ. Rất cần đầu tư xây dựng kiên cố hóa của Nhà nước.

            Về thuỷ lợi:  Do địa hình dốc, hệ thống thủy lợi chủ yếu là tự chảy, nên trên địa bàn xã không có trạm bơm. Xã có 04 đập dâng nước được xây dựng kiên cố, cung cấp nước tưới cho 16,7 ha ruộng lúa. Diện tích ruộng còn lại được cung cấp nước từ các mương, phai tạm được đắp bằng đất đá, vào mùa mưa lũ thường bị hư hỏng, cuốn trôi, gây thiệt hại đáng kể cho nhân dân và ảnh hưởng đến sản xuất. Vì vậy, rất cần xây dựng kiên cố hóa để cung cấp nước tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

          Thành Sơn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa, nằm trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, hiện đang được hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a của Chính Phủ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở Thành Sơn. Trong đó các nguyên nhân cơ bản theo đánh giá là:

            + Xuất phát điểm của nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, kết cấu hạ tầng thấp kém.

          + Địa hình đồi núi dốc, phức tạp, hàng năm thường bị lũ quét, sạt lở đất gây ra nhiều thiệt hại và khó khăn trong sản xuất và giao thông đi lại.

          + Vị trí địa lý nằm xa trung tâm huyện và tỉnh lỵ, thiếu các dịch vụ cung cấp đầu vào và bao tiêu đầu ra, thị trường hẹp và thiếu cạnh tranh. Từ đó dẫn đến nông dân bị hạn chế đến việc mở mang kiến thức xã hội và kinh doanh.

          + Trình độ dân trí còn thấp, mặt bằng xã hội không đồng đều.

          + Một số hạng mục về cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm mới được đầu tư xây dựng ở những năm gần đây, vì vậy chưa tác động được nhiều đến sự phát triển chung của cả xã. Thực tế các công trình hạ tầng phần lớn chỉ tác động đối với các hộ dân sống ở khu trung tâm xã, còn lại các bản ở sâu, ở xa khu trung tâm, không được ảnh hưởng nhiều.

          Hiện nay, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thành Sơn đã và đang khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết số 09 - NQ/TU ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”.

          1.2 Khái quát các loại đất chủ yếu Thành Sơn có diện tích rừng các loại: 4861,28 ha; Trong đó: Rừng phòng hộ là 2864,71ha; rừng sản xuất có 1996,57 ha. Rừng sản xuất giao cho hộ gia đình quản lý, rừng phòng hộ Nhà nước (kiểm lâm) quản lý do đó nhận thức của nhân dân được nâng lên nên hầu hết diện tích đất lâm nghiệp của xã đã phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Cây lâm nghiệp trên đất rừng sản xuất chủ yếu là cây luồng, xoan, lát đây là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, là cây thế mạnh của xã nói riêng và của huyện nói chung.

1.3 Hệ thống sông, suối chảy qua địa bàn của xã:

a. Tên sông, suối:

Sông Mã chạy qua địa phận xã theo dọc từ trên xuống, tách biệt xã Thành Sơn với xã Trung Thành. Tên suối: suối Chằn, suối Nheo, suối Hiến, suối Đứa, suối Co Xôm, suối Ô Lốc, suối Nam, suối Lọng Lạnh, suối Co Chàm, suối Co Sán, suối Giá Lù, suối Tăng, suối Pu, suối Co Cú, suối Sán Tuống, suối Nàng Lòi, Suối Cải là những dòng suối lớn nhỏ trên địa bàn xã chảy ra sông Mã.

b. Nguồn gốc của sông: Sông Mã là nguồn chạy từ Sơn La chảy qua nước bạn Lào có tên gọi từ lâu đời gọi là sông Mã, Suối Chằn chảy từ Pha Bó ra đến Sông Mã khoảng 2 km, suối Nheo chảy từ Pha Bó ra đến Sông Mã khoảng 2 km, suối Đứa là suối chạy từ đồi núi Pù Sung giáp ranh với xã Trung Sơn chảy qua bản Thành Tân ra Sông Mã khoảng 5 km, suối Co Xôm chảy từ Hang Sa Lanh đi qua 2 bản Thành Tân và Chiềng Yên ra Sông Mã khoảng 4 km, suối Ô Lốc chảy từ Bo Tau đi qua bản Chiềng Yên khoảng 3 km, suối Nam chảy từ Đông Chằn đi qua bản Nam Thành ra Sông Mã khoảng 3 km, suối Lọng Lạnh chảy từ Keo Tênh đi qua bản Nam Thành, suối Co Chàm chảy từ Pha Đanh đi qua Bản Nam Thành ra Sông Mã khoảng 2,5 km; suối Co Sán chảy từ Buốc Co phát đi qua Nam Thành ra Sông Mã khoảng 2 km, suối Giá Lù chảy từ Pom Phòng Không đi qua địa phận bản Nam Thành ra Sông Mã khoảng 3 km, suối Tăng chảy từ chân Pom Phòng Không đi qua địa phận bản Sơn Thành ra Sông Mã khoảng 2,5 km, Suối Pu chy từ địa bàn bản Bước giáp với xã Cun Pheo - Piềng Vế của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình qua bản Bước, bản Pu, bản Bai, bản Sơn Thành ra Sông Mã  khoảng 14 km, suối Co Cú chảy từ Săn Cái đi qua địa bàn Bản Tân Hương ra Sông Mã khoảng 3km, suối Co Sán chảy từ Pha Tuồng đi qua bản Tân Hương ra sông Mã khoảng 3 km, suối Nàng Lòi, suối Cải nằm ở địa bàn bản Tân Hương đầu nguồn chảy từ giáp ranh của 3 Piềng Vế - Xăm Khòe - Mai Hịch của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình,

1.4. Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã:

a.  Tên đồi, có các đồi cao như Đồi Pha Bó, Pha Đan Ốc, Pha Đứa, Pha Đanh, Pha Khao, Pha Đay Bé, Pha Xôm, Pha Phứng, Pha Làng, Pha Dón, Pha Ma Hái, Pha Vươn, Pha Dón. Tên núi, độ cao của núi xã: Pha Bó, Pha Đan Ốc, Pha Đứa ở bản Thành Tân giáp với xã Trung Sơn, Pha Đanh, ở Bản Nam Thành, Pha Khao, Pha Đay Bế nằm ở bản Bai, Pha Xôm, Pha Làng, Pha Dón, Pha Vươn, Pha Phứng, Pha Dón nằm tại địa bàn bản Pu. Gọi theo tiếng Thái ngày xưa gọi theo sự tích lịch sử của từng đồi núi đá và các hiện vật nổi tiếng tại pha đó (Ý nghĩa gọi Pha là chỉ tên núi cao hoặc núi đá).

b. Tên gọi núi, đồi theo tiếng dân tộc nào? Ý nghĩa của tên đồi, núi.? Sự tích núi, đồi:

-Tên gọi Pha Bó là gọi theo tiếng dân tộc thái, còn pha Đan Ốc gọi theo tiếng Dân tộc Mường, Pha Đứa gọi theo tiếng Thái nằm ở Bản Thành Tân nghĩa là gần Mỏ nước cao goi theo tiếng thái là pha Bó (có nghĩa là mỏ nước). Pha Đan Ốc gọi theo tiếng Mường (Ý nghĩa là Núi Đá nhiều Ốc đá). Pha Đứa gọi theo tiếng thái (Ý nghĩa là ở gần Suối Đứa có cây sung to cổ thụ) nằm ở Bản Thành Tân.

- Pha Đanh gọi theo tiếng thái, ngày xưa đặt tên Pha Đanh theo Ý nghĩa là có tảng đá đỏ (Ý nghĩa tiếng thái là Hin Đanh) địa phận bản Nam Thành.

- Pha Khao ngày xưa có tảng đá Trắng gọi theo tiếng Thái (Ý nghĩa là có tảng đá Trắng nằm ở trên đồi cao được gọi là Pha Khao) nằm ở địa bàn Bản Bai.

1.5 Hệ thống hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của xã:

a) Tên hang: xã có hang Sa Lanh thuộc địa bàn Bản Chiềng Yên Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc thái hang Sa Lanh có nghĩa là Hang đá sâu, ý nghĩa của tên hang, động tiếng thái gọi là hang Sa Lanh.

- Hang Khoài; Hang Táu; Hang Pha Vươn; thuộc địa bàn Bản Pu;

- Ý nghĩa Hang Khoài (có nghĩa là con Trâu) ngày xưa gọi theo truyền thuyết kể lại bằng tiếng dân tộc Thái có 1 con Trâu Trắng và 1 con Trâu Đen chui từ trong hang đá ra ăn ruộng của dân làng và thường hay phóng uế ra Trâu Trắng phóng Uế ra Vàng, còn Trâu Đen thì phóng uế ra Bạc.

- Ý nghĩa Hang Táu là có nhiều con Rơi ngày xưa nhân dân thường lấy đất có phân con Rơi về trộn với tro bếp lọc để chế tạo thuốc súng kíp và làm phân bón ruộng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỳ xã thường vào hang Táu để họp triển khai nhiệm vụ quan trọng của xã thay cho hội trường để họp, tránh bom, đạn của giặc. 

Hang Dường nằm ở Bản Bai ngày xưa được gọi theo tiếng thái (Ý nghĩa đặt tên hang theo động vật có con sơn Dương thường chui vào làm nơi chú ẩn (Dường có nghĩa là con sơn Dương).   

1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi địa bàn của xã:

a. Tên thung lũng: thuộc địa bàn các bản nào. Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào? ý nghĩa của tên gọi?

Piềng Ón, Lọng Dìa, Piềng Bo Cộp: Ý nghĩa các piềng gọi theo tiếng dân tộc thái (Piềng là bãi đất bằng - Lọng là thung lũng).

- Piềng Ón: có nghĩa là khoai lang, tiếng thái gọi là Piềng Ón.

- Lọng Dìa: có nghĩa là nơi nhân dân thường tập trung làm kho thóc trên nương, rãy tiếng thái gọi là Lọng Dìa.

- Bo Cộp có nghĩa là Mó nước có nhiều con Ếch (Bo là Mó nước, Cộp là con Ếch).

 b. Sự tích thung lũng:

Tên gọi các thung lũng trên địa bàn xã ngày xưa được gọi theo tiếng Thái và Tiếng Mường, có ý nghĩa theo lịch sử của các lớp tiền bối ngày xưa truyền lại.

1.7. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của xã.

a. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay các loại động vật có Nai, Hoãng, Lợn Rừng (lợn lòi), Sơn Dương, CSói, Khỉ,Vượn, Bò Tót, Hổ, Báo, Cày bay, Rùa, Sóc. Nhím các loài chim như: Qụa, Gà Lôi; Gà Rừng, Cú Mèo, Đại Vàng, Con Công, Gà Lôi v.v. Và rất nhiều các loài  chim nhỏ khác các loài này chủ yếu ở khu vực rừng sâu núi cao như Pù Sung, Pù Hóc; Pù Nghìu, nằm giáp ranh với các xã bạn có nhiều rừng như: Chòm Pu; Chòm Bước; Chòm Bai; Chòm Sán;Tân Hương.

  b. Các loài động vật rừng chủ yếu hiện nay, còn có Lợn Lòi, Hoãng, Sơn Dương, Nhím, Sóc, Hoãng, Gà Rừng và một số loài chim còn tồn tại còn ngoài ra các loài khác đã gần như tiệt chủng, không còn.

1.8.  Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thảm thực vật khác...). Trước đây và hiện nay.

a. Các loài thực vật gồm các loại gỗ như: gỗ Lim, Sến, R, cây Sáu, cây Táu, vàng Tâm, cây Nghiến, Dổi, cây Giàng Dàng, Lát vv. Cây làm nguyên liệu công nghiệp trên địa bàn củachủ yếu là: Xoan, Keo, Luồng. Cây làm thuốc có rất nhiều thứ cây như Sâm đất, củ 7 lá, thiên niên kiện, Xa Nhân, Khúc Khắc, CMài (CMài ngày xưa đói người dân thường hay đi đào về ăn thay cơm) và các loại thực vật khác... Sống giải rác trong khắp các khu rừng thuộc địa bàn toàn xã bản nào cũng có. Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu trước đây các loại cây chủ yếu sử dụng gỗ làm nhà ở loại nhà sàn thưng ván, vì trước đây nó nằm ở vùng đất 02 của các bản nên các bản vừa phát nương làm rãy, vừa tận dụng cây gỗ làm nhà ở, sau khi có chủ trương chính sách đất, đai và quản lý sử dụng đất, đất 02 của bà con trở thành rừng luồng khép kín, được quy hoạch là đất Lâm nghiệp các loại gỗ này chỉ còn nằm ở rừng phòng hộ.

b. Các loài thực vật: Gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thực vật khác... Hiện nay, các loài cây này vẫn còn nhưng nằm ở trong các khu rừng phòng hộ.  Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài, chủ yếu trước đây giá trị kinh tế chủ yếu được sử dụng gỗ làm nhà ở, nhưng hiện nay không còn nên kinh tế bà con nhân dân chỉ nhìn vào cây luồng; xoan để khai thác lấy tiền và làm nhà xây nâng cấp nhà ở.


2. Đặc điểm lịch sử
:

2.1. Các di tích lịch sử trên địa bàn xã:

Xã Thành Sơn có đền thờ tại Chiềng Yên (Người dân địa phương thường gọi theo tiếng Thái là Thiêng Sần hay Đền Sần. Đến ngày lễ và ngày tết thường tổ chức thắp hương cầu may cho cả bản).

2.2. Các sự kiện lịch sử quan trọng cần lưu ý:

Xã Thành Sơn trước năm 1954 thời kỳ chống Pháp xâm lược có lịch sử Đôn Pom Cút đóng tại địa bàn Bản Thành Tân.

2.3. Khái quát thành tích nổi bật trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

Thành Sơn có truyền thống lịch sử từ lâu đời, cán bộ và nhân dân luôn có tinh thần đoàn kết cùng nhau thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước quyết tâm gìn giữ quê hương đất nước đến cùng.

Hiện nay Đảng ủy - HĐND - UBND - UB MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong xã đã và đang phấn đấu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông Thôn Mới theo 19 tiêu chí xã đã được công nhận đạt 10/19 tiêu chí.

2.4. Những gương cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu điển hình của xã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước.

Trong thời kỳ chống Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược các tầng lớp thanh niên đã lần lượt lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

- Chống Pháp có 02người

- Chống Mỹ có 18 người

- Thời kỳ bảo vệ tổ quốc có 67người

- Thương binh có 07 người ( Đã chết 04 người)

- Liệt sỹ có 16 người

- Đối tượng chính sách có 23 đối tượng

- Người có công với cách mạng được tặng Huân, Huy chương các loại là……..người


3. Đặc điểm kinh tế
- xã hội

3.1. Các loại cây trồng chủ yếu: Cây luồng, cây xoan, cây keo và cây lát, cây nứa, cây Vầu.

3.2. Các loại cây làm hàng hóa mũi nhọn:  Cây luồng; xoan; nứa.

3.3. Các loài vật nuôi chủ yếu: Trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt, chó....

3.4. Hệ thống trang trại, gia trại trên địa bàn của xã. Xã địa bàn rộng, dân cư sống phân tán không tâp chung, địa hình toàn đồi núi dốc nên rất khó khăn lập trang trại nên chủ yếu các hộ gia đình tự làm gia trại là chính như nuôi trâu, bò, lợn và kết hợp VAC nhỏ lẻ.

3.5. Trên địa bàn xã có những loại rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng luồng  Số diện tích rừng nghèo kiệt có một số ít rừng luồng ngày xưa thời cha ông để lại không phát triển, nhưng nay đã có phương án khắc phục tu bổ, tra dặm rừng ổn định.

3.6. Các nghề truyền thống: Trước đây có các nghề như dệt thổ cẩm, khung cửi, đan lát, như dệt làm vải cuộn, vỏ chăn... dùng để làm bỏ chăn, đệm nằm, đệm ngồi để chuẩn bị cho con gái đi lấy chồng, ngày xưa còn dệt vải để may qun áo mặc; ngành dệt còn phải trải qua trồng cây bông, sau đó thu về phơi nắng đùm chăn vào cho ấm mới nghiền (tiếng thái còn gọi là ít phái) để lọc hạt bông ra rồi bật bông cho phồng lên để lăn thành cái lỏn sau đó mới dệt kéo thành sợi chỉ mới thêu rất là k công trong nghề truyền thống này. Nghề đan lát, đan cót, để phơi thóc, phơi chè khô; đan bế (Gùi), đan ca giăng để bế củi, hái rau, tỉa nương... ở các bản đều thi đua nhau dệt vải và đan lát. Hiện nay các  nghề này còn duy trì và phát huy, một số ít bản vẫn còn dệt vải và đan lát, định hướng khôi phục và phát triển thành làng nghề, tuyên truyền cho nhân dân khôi phục ngành đan lát để bán ra thị trường và phục vụ khách du lịch.

3.7. Các chợ trên địa bàn của xã, xã chưa có chợ, chỉ có các quán hàng nhỏ lẻ để phục vụ cho việc mua sắm cho nhân dân trên địa bàn. Bà con nhân dân cứ vào thứ 7 hàng tuần đi xuống chợ tại Co Lương thuộc xã Vạn Mai; huyện Mai Châu; Tỉnh Hòa Bình.

3.8. Hệ thống tưới tiêu đồng ruộng: Nguồn nước của hệ thống tưới tiêu lấy từ nguồn nước Suối, nước Mó từ đầu nguồn các bản, một số Mương, Phai bà con phải bắc các máng ống cây nứa, cây luồng bắc từ các khe suối về  để phục vụ cho nước tưới tiêu cho đồng ruộng, đến nay đã có các công trình dự án như 135, thủy lợi phí hàng năm được xây dựng đập, mương, để phục vụ nước tưới tiêu.

3.9. Địa bàn xã Thành Sơn có công trình thủy điện đặt tại bản Chiềng Yên. Có ảnh hưởng một số diện tích đất nông lâm nghiệp, và nhà ở của các hộ dân.

3.10. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã. Xã Thành Sơn là một xã khó khăn nhưng từ năm 2010 Chính Phủ đầu tư xây dựng nhà máy Thủy điện Trung Sơn xã được hưởng con đường vận hành thủy điện Trung Sơn đi qua thuận tiện cho nhân dân đi lại thuận lợi hơn trước đây.

Có tuyến đường Bai, Pu, Bước tổng chiều dài 12km tuy hiện nay được đầu tư chương trình 135 giai đoạn 3 đã đổ bê tông hóa được 3,3 Km còn lại chưa được bê tông hóa đang còn phải đi đường đất đến mùa mưa lũ, bị sạt lở đất đá và lũ quét qua các khe suối còn gặp rất nhiều khó khăn cần được Đảng; Nhà nước quan tâm đầu tư.

3.11.Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã, có cát Sông Mã và Vàng sa khoáng dưới lòng Sông Mã.

3.12. Mạng lưới điện quốc gia trên địa bàn xã còn Bản Bước chưa có điện lưới quốc gia các hộ dân trong bản đang phải dùng đèn dầu và điện nước máy mi ni để sinh hoạt hàng ngày.

3.13. Hệ thống nước sạch trên địa bàn của xã có 6/8  bản đã có nước sinh hoạt, còn lại 2 bản là bản Bai, bản Bước chưa được đầu tư nước sinh hoạt nhân dân tự bắc dây từ các mó nước đầu nguồn về sử dụng;

3.14. Hệ thống viễn thông, xã có bưu điện, và trạm viễn thông VIETTEL; VINAPHON thuận lợi cho việc thông tin cho nhân dân tuyến Sông Mã còn 2 bản Pu; Bước chư được phủ sóng.

3.15. Hệ thống truyền thanh không dây trên địa bàn xã có 3/8 bản còn lại các bản đã có hệ thống loa phóng thanh. Nhưng các bản dân cư sinh sống không tập trung có bản từ đầu bản đến cuối bản phải cách hơn 3km nên hệ thống truyền thanh chưa được đảm bảo.

 3.16. Hệ thống các trường học trên địa bàn của xã: Gồm Mần Non - Tiểu học - THCS, xã nói chung khu chính đã có trường lớp nhưng đang thiếu cơ sở vật chất trong cả 3 trường và các khu lẻ.

- Mạng lưới y tế trên địa bàn của xã có 5 cán bộ y tế trong đó có 1 Bác sỹ và 4 y sỹ; Trạm y tế đang xuống cấp chưa được đầu tư xây dựng.

 3.18. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay theo chuẩn mới còn 176/574hộ = 30,56%, cận nghèo 166/574 hộ = 28,76%

 3.19. Thế mạnh kinh tế của xã hiện nay là phát triển về chăn nuôi kết hợp với trồng rừng, chủ yếu là cây luồng là cây mũi nhọn. Kinh tế phát triển tương đối ổn định.

 3.20 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu nhất:

Về thuận lợi : Xã luôn được sự quan tâm của Đảng nhà nước cấp trên, có các chủ trương, chính sách đến với nhân dân xây dựng các công trình, như điện, đường, trường, trạm, và các chế độ cho người nghèo, người có công hiện nay các bản trên địa bàn xã đã dần dần được ổn định.


4. Đặc điểm văn hóa
:

4.1. Ăn: Ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính, gạo nếp vẫn được coi là lương ăn truyền thống. Gạo nếp ngâm, bỏ vào chõ, đặt lên bếp, đồ thành xôi. Trên mâm cơm ăn không thể thiếu được món măng ớt hoặc ớt giã hoà muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành... có thể thêm gan gà luộc chín, ruột cá, cá khô nướng... gọi chung là Chẽo. Hễ có thịt các con vật ăn cỏ thuộc loài nhai lại thì buộc phải có nước nhúng lấy từ lòng non (nặm pịa). Thịt cá ăn chín, thích hợp nhất phải kể đến các món chế biến từ cách nướng, lùi, đồ, sấy, sau đó mới đến canh, xào, rang, luộc... Họ ưa thức ăn có các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng... hay uống rượu cần, rượu siêu. Người dân hay hút thuốc lào bằng điếu ống tre, nứa và chạm bằng mảnh đóm tre ngâm, khô nỏ. Người dân luôn nêu cao tinh thần văn hóa ẩm thực, trước khi hút thuốc hay ăn uống có lệ mời người xung quanh.

4.2 Mặc: Cô gái đẹp nhờ mặc áo cánh ngắn, đủ màu sắc, đính khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu... chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, ăn nhịp với chiếc váy vải màu thâm, hình ống; thắt eo bằng dải lụa màu xanh lá cây, đeo dây xà tích bạc ở bên hông. Ngày lễ có thể vận thêm áo dài đen, xẻ nách, hoặc kiểu chui đầu, hở ngực có hàng khuy bướm của áo cánh, chiết eo, vai phồng, đính vải trang trí ở nách, và đối vai ở phía trước. Đội khăn Piêu nổi tiếng trong các hình hoa văn thêu nhiều màu sắc rực rỡ. Nam người Thái mặc quần cắt để thắt lưng; áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu vạt, áo có thêm một túi ở ngực trái; cài khuy tết bằng dây vải. Ngày nay, do việc phát triển của đời sống văn hóa, thông tin, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, nên phong cách mặc của người dân có nhiều thay đổi khác trước.

4.3 Ở: Ở nhà sàn, dáng vẻ khác nhau: nhà mái tròn khum hình mai rùa, hai đầu mai rùa, hai đầu mái hồi có khau cút; nhà 4 mái mặt bằng sàn hình chữ nhật gần vuông, hiên có lan can; nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh; nhà mái thấp, hẹp lòng. Việc phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nên để cho phù hợp với cuộc sống mới nên người dân đã thay đổi kết cấu và cách thức xây dựng, trang trí của ngôi nhà.

4.4 Quan hệ xã hội: Cơ cấu xã hội của người dân trước đây được gọi là bản Mường hay theo chế độ phìa tạo. Mỗi người có 3 quan hệ dòng họ trọng YẾU: ẢI Noong (tất cả các thành viên nam sinh ra từ một ông tổ bốn đời). Lung Ta (tất cả các thành viên nam thuộc họ vợ của các thế hệ). Nhinh Xao (tất cả các thành viên nam thuộc họ người đến làm rể).

4.5 Cưới xin: Trước kia người cưới xin theo chế độ hôn nhân mua bán và ở rể nên việc lấy vợ và lấy chồng phải qua nhiều bước, trong đó có 2 bước cơ bản:

Cưới lên (đong khửn) - đưa rể đến cư trú nhà vợ - là bước thử thách phẩm giá, lao động của chàng rể, còn có tục búi tóc ngược lên đỉnh đầu cho người vợ ngay sau lễ cưới này.

Cưới xuống (đong lông) đưa gia đình trở về với họ cha (hay còn gọi là tục cưới lại).

Ngày nay, do phát triển của văn hóa mới nên hình thức cưới cũng có nhiều hủ tục được bãi bỏ như tục thách cưới…

4.6 Ma chay: Lễ tang có 2 bước cơ bản:

Pông: Phúng viếng tiễn đưa hồn người chết lên cõi hư vô, đưa thi thể ra rừng chôn.

Xống: gọi ma trở về ngụ ở gian thờ cúng tổ tiên ở trong nhà.

Các hủ tục trong ma chay ngày càng được thu gọn trong thời gian quy định của quy ước hương ước mới, nhưng vẫn thể hiện được sự hiếu thuận của con cháu đối với người đã chết.

4.7 Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, như khặp hát, múa, trống chiêng, khua lóng, kin chiêng, sáo ôi; khèn bè; khèn cúng (Pí Mồn), khèn đám ma.., .Xã luôn còn duy trì văn hóa truyền thống như khặp, thái khặp những ngày lễ, nội dung ca ngợi quê hương, khặp về tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ. Khặp ngày cưới xin dâu , chào khách...ngoài ra còn múa hát, khua luống, cồng chiêng luôn lưu giữ, kin chiêng, kin chá có một số ít dân bản vẫn còn được duy trì,  được tổ chức vào ngày tết, tổ chức luôn có Pí Mồn, đám Tang có (khèn) các mục trên luôn được duy trì.

4.8. Lễ hội trên địa bàn xã: sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức (ngày, tháng), nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây và hiện nay:

- Về lễ hội trên địa bàn xã còn một số bản được tổ chức lễ hội vào ngày tết hoặc sau tết, họ còn gọi là sên Bản, sên Mường ý nghĩa là làm cho tổ tiên nằm ở bản đó phù hộ cho con cháu khỏe mạnh và cầu may cho dân bản làm ăn phát đạt.

4.9. Các sinh hoạt văn hóa mang ý nghĩa tâm linh như Mo người quá cố, Cúng tổ tiên, làm Vía, làm Chá, Chiêng, cúng Thần đất, Nóc nhà, Bếp, cầu may mùa màng nương rãy, ruộng...nét văn hóa của truyền thống ngày xưa mang ý nghĩa tâm linh như mo người quá cố, cúng tổ tiên, làm vía, làm chá, Chiêng, cúng thần đất vẫn đang được lưu giữ.

4.7. Những phong tục, tập quán thường duy trì lâu nay như vui xuân đón tết, tổ chức hát khặp, khua luống, chúc tết nhau. Hát khặp, thổi kèn, đánh chiêng trong các dịp vui của thôn bản.

4.8. Các danh hiệu của xã: Xã Thành Sơn là một xã thuộc vùng khó khăn của huyện, nên các tiêu chí về danh hiệu văn hóa đang còn hạn chế chưa đạt chuản về nông thôn mới nay mới đạt 10.19 tiêu chí. Đảng ủy; UBND đang chỉ đạo cán bộ và nhân dân trong xã đang phấn đấu đạt các tiêu chí còn lại vào giai đoạn 2017 - 2022